
Các mẹo giúp tăng tốc độ website WordPress hiệu quả nhất
Tăng tốc độ tải trang web sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng số lượng truy cập trang web và giúp website của bạn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Trong bài viết này, minh sẽ chia sẻ đến bạn 19 cách để tối ưu hóa hiệu suất website WordPress để cải thiện tốc độ tải trang.
Tại sao tốc độ tải trang lại quan trọng?
Trong các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mức độ chú ý trung bình của con người đã giảm từ 12 giây xuống chỉ còn 7 giây, kể từ năm 2000 đến 2016. Điều này có nghĩa rằng bạn có rất ít thời gian để hiển thị nội dung của bạn và thuyết phục người đọc ở lại trên trang của bạn.

1 giây website bị chậm khiến các trang web lớn mất bao nhiêu tiền?
Theo nghiên cứu của StrangeLoop liên quan đến các trang web lớn như Amazon, hay Google, việc những website đó chậm 1 giây có thể dẫn đến 7% chuyển đổi không xảy ra, số lần xem trang giảm đi 11%, sự hài lòng của khách hàng giảm đến 16%.
Những năm gần đây, Google và những trang web tìm kiếm lớn đều đã bắt đầu xử lý những trang web tải chậm, bằng cách đẩy các kết quả tìm kiếm từ các website đó xuống. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất một lượng truy cập lớn từ Google và dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.
Cách kiểm tra tốc độ website WordPress chính xác nhất
Có nhiều người nghĩ tốc độ website của họ đã ổn khi kiểm tra trên máy tính của mình, đó là điều sai lầm. Website của bạn chắc chắn được bạn truy cập thường xuyên và những bộ nhớ đệm trên trình duyệt đã lưu lại, nó sẽ được gọi đến khi bạn truy cập vào trang web và dường như ngay lập tức website của bạn đã xuất hiện. Tuy nhiên đối với một người mới truy cập website của bạn thì họ có thể phải ném trải cảm giác tồi tệ khi mọi thứ được tải lại từ đầu.
Thật tế là những người ở vị trí địa lý khác nhau sẽ có tốc độ tải trang khác nhau. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra trực tuyến như: Google PageSpeed Insights, Pingdom,… để kiểm tra. Tốc độ tốt nhất được đánh giá là tốt là từ 2 giây trở xuống.
Mình thường xử dụng Pingdom và chọn địa lý test là ở mỹ (nơi xa nhất tốc độ tốt thì ở gần không phải lo).

Kết quả khi mình test website của mình với Pingdom.
Bên trên là kết quả khi mình test với Pingdom khi chưa tối ưu. Tốc độ tải xong rơi vào khoảng 3.18 giây. Mình sẽ thực hiện theo các cách tối ưu sau để xem tốc độ cải thiện không nhé.
Điều gì làm website WordPress tải chậm
Trước khi đi vào tối ưu, mình cần biết trước những gì đã làm website WordPress của mình tải chậm. Đối với một website WordPress thì những điều làm nó trở nên chậm bao gồm:
- Máy chủ lưu trữ website: Khi bạn gửi yêu cầu đến website, hosting của nó phải làm việc để trả lại kết quả cho bạn, nếu sử dụng một dịch vụ lưu trữ tồi thì chắc chắn nó sẽ trả lời chậm và khiến cho thời gian tải trang lâu hơn.
- Kích thước trang WordPress: Dung lượng của một trang cũng quy định thời gian tải, Giả sử đường truyền của bạn là 3mb/s mà trang đó có dung lượng là 5mb thì chắc chắn cũng cần hơn 1s để tải xong trang. trang chủ của mình có khoảng hơn 1mb nên mình nghĩ tốc độ web có thể tối ưu để trang tải nhanh hơn 2s.
- Plugins: Có nhiều người vẫn cho rằng Plugins không ảnh hưởng nhiều đến thời gian tải trang. Bạn có thể đọc bài Plugin WordPress ảnh hưởng đến thời gian tải trang như thế nào? ở đây mình sẽ không nói nữa.
- Một số thứ bên ngoài: Website thường được cài đặt thêm các tính năng bên ngoài như live chat, Plugin social, chèn video,… những thứ này yêu cầu kết nối ngoài và nó phụ thuộc vào một website khác.
Các bước để tăng tốc độ website WordPress hiệu quả
Sử dụng WordPress Caching Plugin
Thông thường khi một người dùng mới truy cập website của bạn, nó phải trải qua quá trình tạo toàn bộ trang bao gồm: HTML, Cơ sở dữ liệu., xử lý mã nguồn,… Tuy nhiên nếu sử dụng bộ nhớ đệm thì nó chỉ khởi tạo với lần truy cập đầu tiên, những sau nó sẽ không cần trải qua quá trình tạo nữa nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Sơ đồ làm việc của bộ nhớ đệm website
Bạn có thể sử dụng WP Super Cache, LiteSpeed Cahe,.. hoặc các Plugin khác. Nếu bạn sử dụng hosting dành cho WordPress thì hosting đó đã được tối ưu bộ nhớ đệm cho WordPress rồi đấy.
Tối ưu hóa hình ảnh
Một website không thể thiếu hình ảnh. Một nội dung hay cũng cần có hình ảnh. Hình ảnh có trong một bài viết sẽ giúp bạn có nội dung thu hút hơn, nhưng nó cũng mang đến một sự tồi tệ là làm website của bạn trở nên chậm chạp hơn.
Hình ảnh cần được tối ưu trước khi tải lên. Thông thường định dạng hình ảnh JPGE sẽ được tối ưu dung lượng hơn so với ảnh định dạng PNG. Bạn có thể sử dụng https://tinypng.com/ để tối ưu hình ảnh trước khi tải lên.

Dung lượng hình ảnh giảm hơn một nữa khi sử dụng tinypng.com
Bạn cũng có thể sử dụng Lazy load để trì hoãn tải những hình ảnh chưa cần thiết hiển thi, tiết kiệm thời gian tải trang ban đầu. Bạn có thể xem hướng dẫn tại: Áp dụng lazy loading JQuery hình ảnh trong WordPress
Luôn cập nhật bản WordPress mới nhất
Lỗi xuất hiện ở mã nguồn cũng khiến website trở nên chậm đi, may mắn là WordPress là một mã nguồn mở được duy trì tốt, các bản vá liên tục được tung ra để đảm bảo mã nguồn tránh lỗi.

Cập nhật phiên bản mới là cách để website an toàn và tải trang không bị gián đoạn
Bạn phải thường xuyên cập nhật liên phiên bản mới để đảm bảo website an toàn và ổn định tốc độ nhé.
Hiển thị trích dẫn thay vì đầy đủ
Trong một số themes sẽ áp dụng cài đặt này, Thay vì hiển thị 1 đoạn ngắn trong danh mục, thì nó sẽ hiển thị toàn bộ nội dung khiến website trở nên nặng hơn. Để khắc phục bạn chỉ cần chuyển cài đặt về “Tóm tắt” như bên dưới là được.
Nếu bạn sử dụng themes đã được tối ưu thì điều này không cần quan tâm vì themes đó chắc sẽ không áp dụng cài đặt này.
Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
Bạn chắc hẳn đã nghe nói nhiều đến CDN và tiện ích của nó. Nếu bạn áp dụng CDN cho website của mình thì việc website của bạn được tải nhanh hơn là điều chắc chắn.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần CDN. Nếu là website của mình, bạn nghĩ là có nên cần CDN không? thật sự không cần vì mình chỉ phục vụ nội dung cho người dùng ở Việt Nam, Hosting mình dùng đã ở Việt Nam rồi nên không cần nữa, Nếu bạn là một trang web toàn cầu thì mình nghĩ đây là điều bạn cần quan tâm.
Không tải video trực tiếp lên Website WordPress
WordPress hỗ trợ bạn tải video và có trình phát HTML để chạy video, nhưng theo mình bạn không nên làm như thế, không những Video nặng mà nó còn khiến quá trình tải trang của bạn trở nên rất nặng.
Có rất nhiều nơi cho phép tải và nhúng Video, nổi tiếng là Youtube, tại sao bạn không nhúng mà phải tải lên. Tốc độ từ Youtube cũng rất ổn vì thế bạn không phải lo nó làm website của bạn chậm đi.
Sử dụng các themes được tối ưu tốc độ
Một mẫu theme đẹp không có nghĩ là có tốc độ cao, theme được tối ưu là những theme có cấu trúc tốt, hạn chế quá nhiều code và mã định dạng, tối ưu tối đa Javascript, HTML, CSS. Bạn có nhiều sự lựa chọn để tìm kiếm một themes có tốc độ cao tại các themes như StudioPress, Themlfy, … hoặc một trong những loại themes được tối ưu tốt nhất là themes tự code.
Bạn có thể tìm các themes tự code của team tuandc tại https://themes.tuandc.com/. Tất cả đều được tối ưu tốc độ tốt nhất.
Hạn chế gọi đến cơ sở dữ liệu trong themes.
Nếu là một themes thông thường sẽ được làm tốt nhất để người dùng dễ dàng tùy biến, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra việc làm trang tải chậm.
Ví dụ đoạn mã sau:
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" dir="<?php language_attributes(); ?>">
<head profile="http://gmpg.org/xfn/11">
<meta http-equiv="Content-Type" content="<?php bloginfo('html_type'); ?>" charset=<?php bloginfo('charset'); ?>" />
so với đoạn mã này:
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" dir="ltr">
<head profile="http://gmpg.org/xfn/11">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8" />
Nếu đoạn code trên gọi đến cơ sở dữ liệu 3 lần thì đoạn dưới không gọi đến lần nào, bạn tự đoán xem tốc độ của hai loại trên nha. Tuy nhiên một số theme vẫn phải sử dụng điều này vì khả năng tùy biến của nó.
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu bằng Plugin WP-Sweep
Cơ sở dữ liệu của bạn quá nhiều, sẽ làm chậm quá trình truy vấn dữ liệu. Nhiều dữ liệu trong đó không sử dụng đến thì cần phải loại bỏ. Bạn có thể sử dụng plugin WP-Sweep để loại bỏ đi dữ liệu không cần thiết, giảm dụng lượng cơ sở dữ liệu, và tối ưu tốc độ truy vấn dữ liệu.

Kết quả sau khi tối ưu một nữa theo bài viết này 🙂