TUAN DC

[Android căn bản] Bài 1: Giới thiệu về Android và chuẩn bị đồ nghề tu luyện Android



Trong bài viết đầu tiên của series Lập trình Android căn bản này tôi sẽ giới thiệu sơ qua về Android và các đồ nghề trang bị vũ khí để chiến với nó.

Xin chào các bạn trong bài viết đầu tiên của series Lập trình Android căn bản này tôi sẽ giới thiệu sơ qua về Android và các đồ nghề trang bị vũ khí để chiến với nó.

Giới thiệu về Android và cách để lập trình Android

Mà nói tới Android thì chắc tôi sẽ không cần phải nói quá nhiều với các bạn nữa vì nó đã quá phổ biến rồi và nổi tiếng rồi nhưng tôi cũng xin trình bày một chút về nó.

Như các bạn đã biết Android là một hệ điều hành mã nguồn mỡ miễn phí do “anh lớn” trong làng công nghệ Google phát triển ra dựa trên nhân của hệ điều hành nổi tiếng Linux. Hiện nay Android chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường smart phone và phân bố từ phân khúc bình dân giá rẻ cho dân lao động, sinh viên sài cho đến phân khúc sang chảnh như Bphone của anh Quảng “Chất” mới ra mắt gần đây cho các quý ông, quý bà, những người không có gì ngoài điều kiện sài. Và xét trên khía cạnh công nghệ đối với dân coder như chúng ta thì Android cũng là một hệ điều hành có nhiều thú vị để tìm hiểu và có thể bạn chưa biết bản thân android không chỉ đơn thuần là hệ điều hành mà chính bản thân nó là một framework cho chính nó với lượng thư viện đồ sộ mà nó mang trong mình cùng với khả năng ngốn RAM thần thánh “độc cô cầu bại” thì trong giang hồ hiện nay quả thật không có đối thủ.

Biểu tượng của hệ điều hành Android

Biểu tượng của hệ điều hành Android

Ok vậy thì để tu luyện và chiến đấu với Androd thì ra cần những gì rất đơn giản và gọn nhẹ. Về kĩ năng bạn cần nắm vững về Java core, OOP, vân vân và mây mây những thứ khác nếu bạn muốn trở nên “pro” xưng bá “võ lâm” nhưng ở đây tôi chỉ yêu cầu bạn biết và hiểu về Java core cũng như cách lập trình OOP là OK rồi. Còn “vũ khí” trang bị thì sao, trước đây khi “đại ca” Google còn chưa cho ra “bảo vật chấn quốc” của mình thì thì giới “võ lâm” muốn tu luyện Android thì phải dùng các loại “khí cụ” do các “bang phái” khác tạo ra như Eclipse “bảo đao” hay Netbean “thần kiếm” và tất nhiên các loại “khí cụ” này phải “trạm khắc” plugin dành cho việc tu luyện Android thì mới có thể tu luyện được và may sao “đại ca” Google ngày nay đã cho ra “bảo vật chấn quốc” của mình là Androd Studio nên các “đồng đạo võ lâm” đã có một “khí cụ” hỗ trợ “tận răng” của “anh đại” Google ban cho nên việc tu luyện ngày nay khá đễ dàng.

Cài đặt Android Studio và máy ảo

Và anh đại Google cũng đã tuyên bố là sẽ chỉ hỗ trợ cho Android Studio mà thôi tuy vẫn có thể tu luyện Android bằng các khí cụ khác nhưng tôi khuyên bạn nên sử dụng Android Studio cho nó đỡ vất vả. Và đương nhiên Androd Studio là hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần truy cập link và tải nó về và cài đặt là xong.

Android Studio

Android Studio

Về việc cài đặt Android Studio thì chắc tôi không cần phải hướng dẫn các bạn nữa vì chỉ đơn giản là Next, nextnext đến khi nào Finish thì thôi.

Và khi đã có bảo cụ Android Studio rồi thì ta cũng cần một thứ nữa. Bạn biết “khu vực 51” của quân đội Mĩ chứ nó chính là nơi nghiên cứu thử nghiệm vũ khí của quân đội Mĩ. Và chúng ta cũng cần một “khu vực 51” cho riêng chúng ta để thử nghiệm các “chiêu thức” mà chúng ta tu luyện được, cái này thì nếu bạn có một chiếc điện thoại Android thật thì tốt như vậy sẽ rất tiện cho quá trình học còn không thì tôi xin giới thiệu phần mềm máy ảo chuyên cho lập trình Android là Genymotion bạn có thể tải tại đây.

Phần mềm máy ảo Genymotion

Phần mềm máy ảo Genymotion

Lưu ý bạn phải đăng kí một tài khoản Genymotion thì bạn mới có thể sử dụng Genymotion được và nếu bạn không thích dùng Genymotion thì bạn có thể sử dụng máy ảo của Android studio nhưng tôi khuyên các bạn không nên dùng nó nếu máy các bạn không khỏe vì nó khá là chậm chạp và tiêu tốn tài nguyên của máy các bạn nhưng bù lại bên trong cái máy ảo đó Google có tích hợp một số công cụ hỗ trợ cho việc phát triển phần mềm Android cũng khá hay mặc dù tôi chưa bao giờ đụng đến chỉ mới nghía qua thôi. OK sau khi tải xong bạn sẽ cài đặt nó nhưng tôi sẽ không hướng dẫn các bạn cài đặt nữa vì nó đã có quá nhiều hướng dẫn trên mạng rồi và bạn hãy tự tìm kiếm các hưóng dẫn này và tôi cũng muốn các bạn hãy luyện tập khả năng tìm kiếm thông tin vì nó cũng khá quan trọng đối với một coder.

Ok vậy là tôi đã giới thiệu với các bạn một số nét cơ bản về Android và các trang bị cần thiết để có thể tu luyện Android rồi. Bài tiếp theo tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách thức để xây dựng một ứng dụng đơn giản trên Android.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết của tôi xin hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.


Tags: Android cơ bản android studio genymotion lập trình android


Nội dung liên quan