[Java căn bản] Bài 3: Cú pháp cơ bản trong ngôn ngữ Java

[Java căn bản] Bài 3: Cú pháp cơ bản trong ngôn ngữ Java

Java được xem là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có cấu trúc và các thành phần theo chuẩn của một ngôn ngữ hướng đối tượng bao gồm các đối tượng, các lớp, các phương thức, và các biến. Ngôn ngữ java rất chặc chẽ, vì thế bạn phải nắm chắc được cú pháp của ngôn ngữ này để khi viết không bị sai sót. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến bạn cú pháp cơ bản trong ngôn ngữ java giúp bạn hiểu rõ cơ bản về cách viết và lập trình chính xác hơn.

Chú thích trong Java

Bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có chú thích, thông thường nếu bạn làm việc nhóm bạn cần phải sử dụng chú thích nhiều hơn để đảm bảo những thành viên khác có thể đọc hiểu phần của bạn. Java cũng như các ngôn ngữ khác đều có chú thích, và chú thích của Java cũng được chia làm hai loại là 1 dòng và nhiều dòng tương tự như C++.

Chú thích trên một dòng được bắt đầu bằng dấu “//” ví dụ: //đây là chú thích 1 dòng.

Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bởi cặp dấu “/*” và kết thúc bởi “*/” ví dụ:

/* đây là  chú thích
nhiều dòng */

Từ khóa và cách đặt tên trong Java

  • Từ khóa thường không được viết hoa:
    • Nhóm kiểu dữ liệu: byte, short, int, long, float, double, char, boolean.
    • Nhóm khóa lặp: do, while, for, break, continue.
    • Nhóm khóa điều kiện: if, else, switch, case, default.
    • Nhóm khóa phương thức: private, public, protected, final, static, abstract, synchronized, volatile, strictfp.
    • Nhóm từ khóa lỗi: try, catch,finaly, throw, throws.
    • Nhóm từ khóa đối tượng: new, extends, implements, class, instanceof, this, super.
    • Nhóm hằng: true, false, null,
    • Các nhóm khác: return, void, package, import.
  •   Đặt tên từ khóa cũng phải chú ý đến một số điều sau:
    • Từ khóa không chứa khoảng trống hoặc ký hiệu toán học.
    • Không thể đặt từ khóa true, false hoặc null.
    • Nên viết hoa chữ cái đầu.