Làm thế nào để cài Multisite WordPress

Làm thế nào để cài Multisite WordPress

Trước đây, muốn có nhiều trang web cùng domain như sub.abc.com hoặc abc.com/sub thì bạn phải cài thêm một website mới vào một thư mục tên sub trong cùng host với website chính. Tuy nhiên với tính năng multisite của wordpress bạn sẽ không cần làm điều đó nữa, thay vào đó bạn chỉ cần mỗi theme cho một website thôi. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cách để cài multisite trong wordpress một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.

Multisite WordPress là gì ?

Nói dễ hiểu thì Multisite WordPress là chạy nhiều trang web trên một bộ cài WordPress, việc quản trị cũng trở nên dễ dàng hơn, điểm đặt biệt của Multisite WordPress là không phải cài lại quá nhiều WordPress, Plugin có thể được dùng chung mà không cần phải cài lại, bạn vẫn có thể lựa chọn kích hoạt plugin nào cho website nào. Tuy nhiên multisite WordPress cũng có một số bất lợi như: lỗi một website thì tất cả sẽ bị lỗi do dùng chung tài nguyên và bộ xử lý gốc,.. tuy nhiên việc này cũng có thể xử lý được nếu bạn am hiểu về WordPress.

Thông thường người ta thường áp dụng cách này với những website được đặt ở VPS hoặc máy chủ riêng chứ ít khi được đặt ở sharing hosting do yêu cầu tài nguyên lớn (đặc biệt là băng thông) nhưng một số gói sharing hosting tốt có thông số lớn vẫn có thể đáp ứng được vấn đề này.

Mình thường áp dụng Multisite cho những nơi người ta thường dùng cho chi nhánh của họ. Ví dụ một công ty mỹ phẩm sẽ có tên miền myphamabc.com và họ muốn làm nhiều website cho từng khu vực chi nhánh khác nhau như hcm.myphamabc.com, hn.myphamabc.com, dn.myphamabc.com,… thì Multisite WordPress là một lựa chọn hoàn hảo mà không làm tăng chi phí quá nhiều (nếu không mất tiền mua themes thì hoàn toàn không mất chi phí luôn).

Cấu trúc tên miền cho Multisite WordPress

Với Multisite WordPress bạn có 2 cách lựa chọn tên miền, một là subdomain có dạng: sub.abc.com hoặc là một đường dẫn URL trong domain chính như: abc.com/sub. Đối với đường dẫn URL bạn có thể sẽ không cần cài đặt gì thêm ngoài việc điều chỉnh lại câu trúc liên kết, và nếu bạn sử dụng subdomain thì phải cấu hình subdomain trong host nữa nhé. Dưới đây là hướng dẫn ngắn để bạn tạo ra một subdomain trong host (mình sử dung goodady, các host khác cũng tương đồng thôi).

Truy cập vào cpanel hosting của bạn, chọn mục miền con (subdomain)

Truy cập vào cpanel hosting của bạn, chọn mục miền con (subdomain)

Ở đây bạn sẽ không sử dụng domain con cụ thể mà sử dụng dạng wildcard subdomain nhé (dấu *). Thông thường nhiều hosting hỗ trợ dạng này, nhưng nếu bạn sử dụng một DNS ở nơi khác bạn phải có dòng recode wildcard subdomain này nhé.

Thêm wildcard subdomain như sau:

Sau khi đã có được tên miền con thì mình sẽ tiến hành kích hoặc multisite trên wordpres ở site chính nhé.

Kích hoạt Multisite trong WordPress

Bạn hãy sử dụng FPT hoặc File manager của hosting để truy cập vào thư mục gốc của website chính, tìm và mở file wp-config.php sau đó thêm đoạn define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true ); vào dưới đoạn chú thích /* That’s all, stop editing! Happy blogging.*/

Đoạn code trên sẽ kích hoạt tính năng multisite trên WordPress, tuy nhiên trước khi làm việc này bạn phải sao lưu lại toàn bộ dữ liệu tránh sự cố ngoài mong muốn nhé.

Sau khi thêm bạn sẽ không nhận ra được thay đổi gì trong phần quản trị cả trừ mục cài đặt sẽ có thêm phần “cài đặt mạng” và mình sẽ vào đây để cấu hình nhé.

Cấu hình Multisite trong WordPress

Trước khi bạn cấu hình Multisite bạn phải tắt hết tất cả các plugin nhé.

Sau khi truy cập phần cài đặt mạng bạn sẽ thấy thông báo yêu cầu mở mod_rewrite, thường thì các host đều mở tính năng này. nhưng nếu dụng tên miền phụ (subdomain) thì cũng không cần thiết lắm.

Nhấn cài đặt xong bạn sẽ nhận được 2 phần mã như hình. Bạn copy đoạn mã đầu chèn vào file wp-config.php trên đoạn comment /* That’s all, stop editing! Happy blogging.*/

Như hình dưới đây.

Tiếp theo bạn copy đoạn thứ hai và thay thế toàn bộ trong file .htaccess như hình dưới.

Đến đây là bạn đã cài xong multisite trên website wordpress của mình rồi. Bây giờ mình sẽ tiến hành tạo ra các site con nhé.

Bạn chọn phần Network Admin và chọn trang web để vào phần quản trị tất cả website.

Nhấn Thêm mới để tạo thêm một site mới.

Nhập các thông tin và nhấn thêm trang web để thêm mới trang con.

Đến đây là bạn đã tạo xong một site con có domain rồi đấy. Bây giờ mình sẽ thử vào các trang con xem sao nhé.

Ở phần “các trang web của tôi” thì bạn có thể thấy toàn bộ site của mình, mình sẽ chọn site thứ 2 là site subdomain có dạng hcm.evahousevn.com.

Việc sử dụng các site con hoàn toàn tương tự như có thể cài giao diện, plugin, thành viên,… tuy nhiên admin của site chính có quyền hạn cao nhất có thể điều chỉnh để phù hợp.

Một số lỗi phổ biến và cách khắc phục

  • Sử dụng SSL free của Cloudflare sẽ không được hỗ trợ wildcard subdomain nên bạn sẽ gặp lỗi không có DNS khi truy cập vào site con.

Chúc bạn thành công !