[Javascript Căn bản] Điều khiển và lựu chọn trong JavaScript

[Javascript Căn bản] Điều khiển và lựu chọn trong JavaScript

Khi bạn sử dụng các biểu thức so sánh hoặc logic, giá trị boolean sẽ được trả về. Dựa vào giá trị boolean đó chúng ta có thể đưa ra hành động tiếp theo cho các đoạn mã. Để thực hiện được điều này Javascript đưa ra cho chúng ta một lệnh điều khiển đó là if (nếu) và lệnh lựa chọn switch. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn về cách sử dụng của if và switch trong Javascript.

Lệnh điều khiển If trong Javascript

Lệnh điều khiển If trong Javascript là một lệnh đặt biệt, hỗ trợ lập trình xử lý kết hợp với các biểu thức so sánh hoặc logic. Cú pháp:

if (Biểu thức) {
   Khối lệnh thực thi khi biểu thức trả về giá trị true
}

Ví dụ:

if (you > 18) {
    talk = "I love You";
}

Lệnh điều khiển mở rộng của if sẽ giúp việc lập trình trở nên linh hoặc và chặc chẽ hơn. Các lệnh điều khiển mở rộng có cú pháp phổ biến như sau:

if (Biểu thức) {
    Khối lệnh thực thi khi biểu thức trả về giá trị true
} else { 

    Khối lệnh thực thi khi biểu thức trả về giá trị false
}

Khối lệnh trên được sử dụng để trả về kết quả kể cả khi biểu thức trả về giá trị false. ví dụ:

if (you > 18) {
    talk = "I love You";
} else {
    talk = "We're friend";
}

if (Biểu thức 1) {
    Khối lệnh thực thi khi biểu thức 1 trả về giá trị is true
} else if (Biểu thức 2) {

    Khối lệnh thực thi khi biểu thức 2 trả về giá trị true
} else {
  Khối lệnh thực thi khi tất cả biểu thức trả về giá trị false
}

Khi cần xử lý nhiều điều kiện hơn bạn có thể sử dụng thêm else if để tiếp tục. Ví dụ:

if (you < 15) {
    talk = "Good bye";
} else if (you < 18) {
    talk = "We're friend";
} else {
    talk = "I love You";
}

Lệnh lựa chọn switch trong Javascript

Lệnh switch sẽ giúp lấy bạn so sánh điều kiện với yêu cầu trong lệnh switch để thực hiện chính xác công việc nào đó. Ví dụ như trong việc phân quyền. Mình có một biến trả về một mã quyền hạn. Mình sẽ sử dụng lệnh switch để xem mã này nằm ở quyền hạn nào, sau đó sẽ thực thi lệnh để cấp quyền. Đó ý nghĩa của hàm này. Cú pháp như sau:

switch(biểu_thức) {
    case điều_kiện:
        Khối_lệnh
        break;
    case điều_kiện:
        Khối_lệnh
        break;
    default:
        Khối_lệnh
}
  • biểu_thức: có thể là một biến, đối tượng, hoặc một biểu thức thông thường.
  • điều_kiện: là kết quả đầu ra để so sánh với đầu ra của biểu thức.
  • break: ngừng lệnh switch sau khi đã thực hiện xong khối lệnh.
  • default: khối lệnh mặc định nếu như giá trị biểu_thức không bằng với điều_kiện nào.

Ví dụ:

switch (new Date().getDay()) {
    case 0:
        day = "Thứ hai";
        break;
    case 1:
        day = "Thứ ba";
        break;
    case 2:
        day = "Thứ tư";
        break;
    case 3:
        day = "Thứ năm";
        break;
    case 4:
        day = "Thứ sáu";
        break;
    case 5:
        day = "Thứ bảy";
        break;
    case 6:
        day = "Chủ nhật";
}

Ví dụ trên sử dụng một đối tượng Date để lấy ra giá trị so sánh. Lệnh trên mình không sử dụng giá trị default là bởi vì giá trị của đối tượng Date có thuộc tính getDay() sẽ không có trường hợp nào khác ngoài các số từ 0-6.

Trong bài sau mình sẽ giới thiệu đến bạn Vòng lặp trong JavaScript