[Javascript Căn bản] Boolean và phép so sánh trong JavaScript

[Javascript Căn bản] Boolean và phép so sánh trong JavaScript

Boolean là một kiểu dữ liệu đặt biệt, xuất hiện phổ biến trong lập trình. Giá trị của boolean chỉ bao gồm hai giá trị là True, False hoặc 0,1. Tuy nhiên chức năng của nó là khá quan trọng. Trong hầu hết các so sánh, giá trị của boolean chính là kết quả của so sánh. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn về kiểu dữ liệu boolean và các phép so sánh trong Javascript.

Boolean trong Javascript

Boolean là một kiểu dữ liệu dạng bit, chỉ có thể lưu trữ hai giá trị True hoặc False. Với đặt tính của Boolean nó thường được sử dụng để làm kiểu dữ liệu cho thuộc tính chỉ lưu trữ hai giá trị ví dụ Đúng/Sai, Tắt/Mở,… Boolean có thể được sử dụng để trả về “câu trả lời” đúng hoặc sai của một biểu thức so sánh. Ví dụ: Boolean(19 > 18).

Khi kiểm tra một biến bằng biểu thức Boolean, kết quả nhận được là True khi biến đó có chứa giá trị thật sự và nhận về False khi biến đó không chứa giá trị. Ví dụ:

var b1 = 100
Boolean(b1);
//Kết quả trả về sẽ là true.

var x = "";
Boolean(x);
Kết quả trả về sẽ là false. Ngoài ra các biến chưa có giá trị, giá trị bằng 0 hoặc null cũng sẽ trả về false.

Các phép so sánh trong Javascript

Các phép so sánh được gọi là toán tử. Biểu thức so sánh sẽ đưa ra một kết quả nhất định, có giá trị là Boolean. Các giá trị boolean này có thể được dùng trong các hàm như if, switch,.. Một số phép so sánh phổ biến tron Javascript như sau:

  • x == y: Trả về true khi hai giá trị x và y bằng nhau không phân biệt kiểu dữ liệu. false khi ngược lại.
  • x === y: Trả về true khi hai giá trị x và y bằng nhau cả về giá trị lẫn kiểu dữ liệu. false khi ngược lại.
  • x != y: Trả về true khi hai giá trị x và y không bằng nhau không phân biệt kiểu dữ liệu. false khi ngược lại.
  • x !== y: Trả về true khi hai giá trị x và y không bằng nhau về giá trị hoặc kiểu dữ liệu. false khi ngược lại.
  • x > y: Trả về true khi x lớn hơn y. false khi ngược lại.
  • x < y: Trả về true khi x nhỏ hơn y. false khi ngược lại.
  • x >= y: Trả về true khi x lớn hơn hoặc bằng y. false khi ngược lại.
  • x <= y: Trả về true khi x nhỏ hơn hoặc bằng y. false khi ngược lại.

Ví dụ: if (she < 18) film = "Em chưa 18 !";

Toán tử logic trong Javascript

Các toán tử logic được xem là những toán tử suy xét điều kiện. Ví dụ bạn muốn xét hai trường hợp, và chỉ cần đáp ứng được 1 trong hai thì khối lệnh sẽ thực hiện, bạn cần toán tử logic trong trường hợp này. Khi kết hợp toán tử này kết quả trả về cũng là một giá trị boolean. Javascript có một số toán tử logic sau.

  • &&: Toán tử này xác định nếu vế bên phải và vế bên trái cùng đúng hoặc cùng sai thì sẽ trả về true, ngược lại là false. Ví dụ: (6 > 1 && 3 > 1) trả về true.
  • ||: Toán tử này xác định nếu vế bên phải đúng hoặc vế bên trái đúng thì sẽ trả về true, ngược lại là false. Ví dụ: (6 > 1 || 3 > 6) trả về true.
  • !: Đây là toán tử phủ định. Tức là nếu biểu thức đúng sẽ trả về là false và nếu sai sẽ trả về là true. Ví dụ: !(5 == 5) trả về false.

Sử dụng hàm điều kiện trong Javascript

Các kết quả so sánh khi sử dụng phép so sánh hay toán tử logic đều trả về giá trị boolean. Giá trị này được sử dụng để đưa ra một lựa chọn cụ thể. Để thực hiện được điều này các lập trình viên sử dụng một hàm được gọi là hàm điều kiện. Hàm điều kiện trong Javascript có cú pháp: Biến = (Biểu thức điều kiện) ? Giá trị true:Giá trị false. Trong đó biến sẽ lưu giá trị trả về sau khi lựa chọn. biểu thức điều kiện là bao gồm việc sử dụng phép so sánh hay toán tử logic. Giá trị true là giá trị sẽ được trả về nếu biểu thức điều kiện trả về giá trị true, hoặc Giá trị false sẽ được trả về nếu biểu thức điều kiện trả về false. Ví dụ: var dieu_kien = (age < 18) ? "Chưa đủ":"Đủ rồi";.

Trong bài sau mình sẽ giới thiệu đến bạn Điều khiển và lựu chọn trong JavaScript